Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Hiện nay, các bằng chứng mới đã củng cố tầm quan trọng của một số loại thực phẩm cụ thể và mô hình chế độ ăn uống tổng thể, thay vì các chất dinh dưỡng đơn lẻ tác động đến nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, cách tiếp cận dựa trên thực phẩm không những giúp chúng ta thuận lợi hơn trong việc hướng dẫn bệnh nhân mà còn thay đổi được hành vi ăn uống ở người lớn hoặc trẻ em từ đó có thể thay đổi môi trường thực phẩm gia đình. Mặc dù đã có bằng chứng, nhưng hành vi ăn uống ngày càng đa dạng phong phú. Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối rất khó để xác định và phân biệt vì bỏ bữa đã trở nên rất phổ biến. Nghiên cứu dịch tễ và can thiệp cho rằng bỏ bữa sáng và ăn tối muộn(LNDE) có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, đề kháng insulin và các bệnh tim mạch. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mối liên quan giữa bỏ bữa ăn sáng đồng thời với LNDE và thời điểm tử vong, tái nhiễm trùng, đau thắt ngực sau nhồi máu trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện vì nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI).
Một nghiên cứu quan sát trên các đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân trên 18 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (NMCT cấp) đã được can thiệp mạch vành qua da và nhập khoa hồi sức tích cực từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Các tiêu chí loại trừ là có biến đổi trạng thái tâm thần và phải thở máy vì những yếu tố trên không cho phép đánh giá hành vi ăn uống. Khi nhập viện, bệnh nhân được lấy mẫu máu, thông tin nhân khẩu học và tình trạng lâm sàng. Ngoài ra, các hành vi ăn uống, bỏ bữa sáng và ăn tối muộn cũng được ghi nhận. Trong thời gian nằm tại khoa hồi sức , bệnh nhân được phân tích dữ liệu từ hình ảnh siêu âm tim . Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi trong suốt thời gian nằm viện và 30 ngày sau khi xuất viện. Các kết cục của nghiên cứu (tiêu chí chính) là thời điểm tử vong, tái nhồi máu , hậu đau thắt ngực do nhồi máu trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện.
Bỏ bữa sáng được định nghĩa là không ăn bất kì thứ gì trước khi ăn trưa, không bao gồm đồ uống, chẳng hạn như cà phê và nước, ít nhất ba lần mỗi tuần. LNDE được định nghĩa là ăn tối trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ, ít nhất ba lần mỗi tuần. Trong mô hình đầu tiên, bỏ bữa sáng và ăn tối muộn được điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, men tim (CK-MB) và phân suất tống máu.
Tổng cộng, 126 bệnh nhân đã được đánh giá, nhưng tám bệnh nhân bị loại vì nhu cầu thở máy và năm bệnh nhân bị loại vì thay đổi trạng tâm thần. Do đó, 113 bệnh nhân với tuổi trung bình 59,9 ± 11,1 tuổi được đưa vào phân tích. Trong số những bệnh nhân này, 73% là nam giới, 5,3% tử vong, 17,7% bị tái phát hoặc đau thắt ngực sau nhồi máu và 23,0% vượt qua thời gian khảo sát trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện. Hành vi ăn sáng bỏ qua bữa sáng được quan sát thấy ở 57,5% và ăn tối muôn trong 51,3% và có 40,7% bệnh nhân có cả hai hành vi trên.
Bệnh nhân hút thuốc và có thói quen đồng thời bỏ bữa sáng và ăn tối muộn thì mắc các biến cố tim mạch cao hơn. Điều quan trọng, bệnh nhân của cả hai nhóm được điều trị đầy đủ. Những bệnh nhân tử vong hoặc tái nhồi máu hoặc đau thắt ngực sau nhồi máu trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện có mức cholesterol toàn phần, LDL thấp hơn và có đường kính tâm trương thất trái cao hơn. Điều cần lưu ý, đa phần các bệnh nhân đều sử dụng statin trược khi nhập viện: Trong nhóm các bệnh nhân có hành vi ăn uống không lành mạch: có 76,2% so với không 34,5%; và nhóm có kết quả xấu: có 72% so với không 45,8%; P. Mặc dù vậy, Johal et al. cho thấy người dùng statin ít tiêu thụ chất béo bão hòa hơn người không sử dụng.
Trong phân tích hồi quy tuyến tính, hành vi bỏ qua bữa sáng và ăn tối muộn, khi được điều chỉnh theo tuổi, giới tính, CK-MB và phân suất tống máu thì thấy có mối liên quan với các biến cố tử vong, tái nhồi máu và đau thắt ngực hậu nhồi máu.
Tóm lại, sự liên quan giữa việc bỏ qua bữa ăn sáng đồng thời với ăn tối muộn làm tăng gấp bốn đến năm lần khả năng tử vong, tái nhồi máu và đau thắt ngực sau nhồi máu trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện.
Bảng 1: Thông tin nhân khẩu học, lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm tim của 113 bệnh nhân nhồi máu
cơ tim cấp ST chênh lên dựa theo tiêu chí chính (primary composite endpoint)
BMI: chỉ số khối cơ thể; CK: Creatinin phosphakinase; CK-MB: creatinin phosphakinase myocardial type; LNDE: ăn tối muộn; TC: cholesterrol toàn phần; LDL: cholesterol trọng lượng phân tử thấp; HDL: cholesterol trọng lượng phân tử cao; TG: triglycerid; LA: đường kính nhĩ trái; LVDD: đường kính tâm trương thất trái; LVSD: đường kính tâm thu thất trái; PWT: độ dày thành sau thất trái; EF: phân suất tống máu; ACEI: ức chế men chuyển; ARB: ức chế thụ thể angiotensin II; ASA: aspirin; LOS: thời gian nằm viện.
Dữ liệu được biểu hiện bằng số trung vị hoặc số trung bình ± độ lệch chuẩn.
* * * * * &&&&& * * * * *
Tài Liệu Tham Khảo
1. Mozaffarian D. Dietary and policy priorities for cardiovascular disease, diabetes, and obesity: a comprehensive review. Circulation 2016; 133: 187–225.
2. Prentice RL, Aragaki AK, Van Horn L, et al. Low-fat dietary pattern and cardiovascular disease: results from the Women’s Health Initiative randomized controlled trial. Am J Clin Nutr 2017; 106: 35–43.
3. Estruch R, Ros E, Salas-Salvado´ J, et al. Primary prevention of cardiovascular disease with a Mediterranean diet supplemented with extra-virgin olive oil or nuts. N Engl J Med 2018; 378: e34.
4. Jaakkola JM, Pahkala K, Ro¨ nnemaa T, et al. Longitudinal child-oriented dietary intervention: association with parental diet and cardio-metabolic risk factors. The Special Turku Coronary Risk Factor Intervention Project. Eur J Prev Cardiol 2017;24:1779–1787.
5. St-Onge MP, Ard J, Baskin ML, et al. Meal timing and frequency: implications for cardiovascular disease prevention: a scientific statement from the American Heart Association. Circulation 2017; 135: e96–e121.
6. Kutsuma A, Nakajima K and Suwa K. Potential association between breakfast skipping and concomitant late-night-dinner eating with metabolic syndrome and proteinuria in the Japanese population. Scientifica (Cairo) 2014; 2014: 253581.
7. Deshmukh-Taskar PR, Radcliffe JD, Liu Y, et al. Do breakfast skipping and breakfast type affect energy intake, nutrient intake, nutrient adequacy, and diet quality in young adults? NHANES 1999–2002. J Am Coll Nutr 2010; 29: 407–418.
8. Smith KJ, Gall SL, McNaughton SA, et al. Skipping breakfast: longitudinal associations with cardiometabolic risk factors in the Childhood Determinants of Adult Health Study. Am J Clin Nutr 2010; 92:1316–1325.
9. Jakubowicz D, Barnea M, Wainstein J, et al. High caloric intake at breakfast vs. dinner differentially influences weight loss of overweight and obese women. Obesity
(Silver Spring) 2013; 21: 2504–2512.
10. Johal S, Jamsen KM, Bell JS, et al. Do statin users adhere to a healthy diet and ifestyle? The Australian Diabetes, Obesity and Lifestyle Study. Eur J Prev Cardiol 2017; 24:621–627.
Khoa Nội Tim Mạch
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức