1. Cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ là một phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt và lưu lại nhiều ngày giúp tạo ra kích thích liên tục và kéo dài. Đây là một kỹ thuật kết hợp của Y học cổ truyền và Y học hiện đại
2. Những tác dụng của cấy chỉ?
- Cấy chỉ giúp lưu thông máu, tăng thể trạng và sức đề kháng: Sau khi cấy chỉ, người ta nhận thấy tăng protein và hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ, tăng lưu thông máu
- Tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị: trị liệu bằng cấy chỉ bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện 2 tuần 1 lần mà vẫn có hiệu quả điệu trị cao
- Đây là một phương pháp không dùng thuốc
- Điều trị các bệnh: thoái hóa khớp, thóa hóa cột sống, hội chứng cổ vai gáy, đau thần kinh tọa, đau lưng, đau gối, …
3. Những trường hợp không nên cấy chỉ
- Các trường hợp bệnh cấp cứu, ngoại khoa
- Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai
- Dị ứng với chỉ catgut
4. Những lưu ý khi cấy chỉ
- Khi đi cấy chỉ: không ăn quá no hoặc để quá đói, không quá mệt mỏi, không lao động thể lực quá sức, không uống rượu bia hoặc chất kích thích khác
- Sau khi cấy chỉ: người bệnh ngồi tại chỗ khoảng 20 – 30 phút để được theo dõi tổng trạng
- Có thể tắm rửa sau 8 giờ cấy chỉ.
- Để tiện cho việc điều trị, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái
***Nơi tư vấn và thực hiện thủ thuật Cấy chỉ
- Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức
- Địa chỉ: 64 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- Khi đi cần mang theo kết quả xét nghiệm máu, phim Xquang, đơn thuốc đang điều trị (nếu có) để thầy thuốc tham khảo
***Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền
2. Lê Thuý Oanh (2010), Cấy chỉ, Nhà xuất bản Y học
BS Nguyễn Thị Thanh Mai - Khoa Y Học Cổ Truyền - Phục Hồi Chức Năng
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức