Chảy máu mũi là gì ??
Chảy máu mũi là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Khoảng 60% dân số có ít nhất 1 lần chảy máu mũi trong đời. Chảy máu mũi không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.
1. Vị trí chảy máu mũi
- Chảy máu mũi trước : máu chảy ra phía trước mũi
- Chảy máu mũi sau: máu chảy xuống vùng họng
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân tại chỗ:
- Do viêm nhiễm tại chỗ: Viêm mũi xoang, viêm mũi do hóa chất, viêm loét ở mũi, viêm mũi dị ứng ,…
- Do khối u
- U lành tính: Polyp mũi, u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng, u nhú đảo ngược
- U ác tính: Ung thư hàm sàng, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi,….
Do chấn thương:
- Chấn thương mũi đơn thuần như gãy xương chính mũi, gãy sụn vách ngăn hay chấn thương vùng mũi mặt gây vỡ xoang hàm, vỡ xoang trán hoặc gãy xương hàm trên theo kiểu Lefort I ,II, III…. hoặc chấn thương sọ não
- Sau phẫu thuật tai mũi họng, hàm mặt
- Gai, mào, vẹo vách ngăn mũi
Thuốc : Glucocorticoid xịt mũi , Heparin, aspirin,…
Nguyên nhân toàn thân:
- Bệnh nhiễm ký sinh trùng: cúm, thương hàn, sốt xuất huyết….
- Bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn đông máu….
- Bệnh tim mạch : tăng huyết áp ( thường chảy máu mũi sau, kéo dài, tái phát thường xuyên)
- Bệnh mãn tính: Suy chức năng gan, thận, xơ gan….
- Nội tiết: Chảy máu mũi trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai………
Nguyên nhân vô căn:
- Chảy máu mũi vô căn ở người trẻ thường gặp nhất, thường chảy ở điểm mạch
Phân độ chảy máu :
- Chảy máu nhẹ: máu đỏ tươi, từng giọt, ít hơn 100 ml
- Chảy máu vừa : có thể chảy thành dòng, khoảng 100-200 ml
- Chảy máu nặng: máu chảy nhiều, ồ ạt, thành dòng, kéo dài nhiều lần, có thể nuốt máu gây chướng bụng, nôn hoặc ói ra máu
Các dấu hiệu cảnh báo cần đến bệnh viện:
- Bé dưới 2 tuổi bị chảy máu mũi
- Chảy máu mũi thường xuyên
- Các triệu chứng chảy máu vừa, nặng
- Đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu hoặc đang có các bệnh lý về máu
- Chảy máu mũi sau
3. Xử trí ban đầu:
- Ngồi dậy và nghiên về phía trước.
- Bóp mũi thật chặt, thở bằng miệng trong vòng 10- 15 phút
- Nếu không ngừng chảy máu, làm lại các bước trên lần thứ 2 trong 10-15 phút
- Có thể chườm đá lên sóng mũi kèm theo
- Nếu tình trạng không ngừng chảy máu => Hãy đến ngay cơ sở y tế!!!
Nguồn tham khảo:
1. Chảy máu mũi và cách cầm- GS.TS Ngô Ngọc Liễn- Bệnh học Tai Mũi Học, tr.169
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5778404/
3. https://www.uptodate.com/contents/approach-to-the-adult-with-epistaxis
4. https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-nosebleeds/basics/art-20056683#:~:text=Pinching%20puts%20pressure%20on%20the,stop%20after%20the%20second%20try.
Bs. Nguyễn Lê Phương Trinh - Khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức