Dạng thuốc giải phóng biến đổi (modified-release dosage form): Hay còn gọi là dạng thuốc giải phóng có kiểm soát, là dạng thuốc trong đó áp dụng các giải pháp đặc biệt thuộc về thiết kế công thức và hoặc kỹ thuật sản xuất để làm thay đổi tốc độ hoặc/và nơi giải phóng dược chất so với dạng thuốc giải phóng quy ước có cùng đường dùng. Dạng thuốc giải phóng biến đổi bao gồm các dạng thuốc giải phóng kéo dài, giải phóng muộn và giải phóng theo chương trình. Việc nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc không đúng làm phá vỡ cấu trúc của thuốc, dẫn đến việc giải phóng hoạt chất không còn như ý định ban đầu của nhà sản xuất, ảnh hưởng tới quá trình điều trị, thậm chí gây quá liều, ngộ độc cho bệnh nhân. Dưới đây là một số kí hiệu nhận biết, các lưu ý khi sử dụng thuốc có dạng bào chế đặc biệt không được nhai, nghiền, bẻ (Bảng 1) và các thuốc có dạng bào chế đặc biệt có thể bẻ nhưng không được nhai, nghiền (Bảng 2) đang được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức.
Bảng 1. Một số ký hiệu nhận biết và lưu ý khi sử dụng đối với thuốc giải phóng biến đổi không được nhai, nghiền, bẻ
Bảng 2. Một số thuốc giải phóng biến đổi có thể bẻ nhưng không được nhai, nghiền
Tuy nhiên, bên cạnh những thuốc giải phóng biến đổi có ký hiệu trong tên thuốc, ở Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cũng đang sử dụng nhiều thuốc giải phóng biến đổi không có ký hiệu để nhận biết trong tên thuốc, các bác sĩ cần lưu ý khi kê đơn do các dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh dẫn đến quá liều, gây độc tính cho bệnh nhân. Các thuốc giải phóng biến đổi không có ký hiệu trong tên thuốc đang sử dụng tại Bệnh viện được liệt kê ở bảng dưới đây (Bảng 3)
Bảng 3. Thuốc giải phóng biến đổi không có ký hiệu trong tên thuốc cần lưu ý
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa (2021). Đại cương về bào chế và sinh dược học, Bào chế và sinh dược học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1, 11-59
2. Bộ Y Tế (2017). Thuật ngữ dạng thuốc theo mô hình giải phóng (phóng thích) dược chất, Dược Điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2, PL37
3. Tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc
DS Bùi Thị Tố Trinh - Khoa Dược
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức