MỘT SỐ TRỞ NGẠI CÓ THỂ GẶP KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Bởi supadmin -28-08-2023

1. KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ( NCBSM)

1.1. Biểu hiện của trẻ nhận không đủ sữa

  • Trẻ tăng cân kém <500g/tháng
  • Tiểu ít <6 lần/ngày, nước tiểu màu vàng sẫm và ít

1.2. Mẹ không đủ sữa

Nguyên nhân

  • Trẻ bắt đầu bú muộn
  • Cho trẻ bú không thường xuyên
  • Cho trẻ bú không theo nhu cầu
  • Không cho trẻ bú đêm
  • Khoảng cách giữa các bữa ăn quá ngắn
  • Cho trẻ bú bình đầu vú cao su
  • Cho trẻ ăn thức ăn khác
  • Tâm lý của bà mẹ: thiếu niềm tin vào nuôi con bằng sữa mẹ, lo lắng, căng thẳng

Giải pháp

  • Cho trẻ bú càng sớm càng tốt
  • Làm trống bầu sữa ngay sau khi trẻ bú xong
  • Dinh dưỡng đầy đủ hợp lí 

  • Uống > 2 lít nước/ ngày

  • Tinh thần vui vẻ

1.3. Trẻ không chịu bú mẹ

Dấu hiệu của trẻ không chịu bú mẹ

  • Trẻ ngậm bắt vú nhưng không bú hoặc bú yếu
  • Trẻ khóc hoặc không bú mặc dù mẹ đã cố gắng cho con bú
  • Trẻ bú một lúc rồi nhả vú ra và khóc

Lý do

  • Trẻ bị bệnh hoặc đau ( VD: nhiễm khuẩn, ngạt mũi, tưa lưỡi, mọc răng,..)
  • Kỹ thuật cho trẻ bú không đúng
  • Trẻ bú bình, ngậm đầu vú nhân tạo (khi bú bình lượng sữa xuống nhiều hơn, làm cho trẻ dễ thỏa mãn; còn bú mẹ trẻ phải lao động vất vả hơn làm trẻ bỏ bú mẹ)
  • Trẻ không được bú đủ số bữa cần thiết ( 8-12 bữa trên ngày, bú cả ngày lẫn đêm)
  • Trẻ không được ở gần mẹ hoặc thay đổi người chăm sóc

Hướng xử trí

  • Cho trẻ tiếp xúc với mẹ nhiều hơn, da kề da, ngủ cùng mẹ
  • Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn
  • Giúp trẻ bú mẹ bằng nhiều hình thức

2. KHÓ KHĂN VỀ VÚ CÓ THỂ GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH NCBSM

2.1 Núm vú phẳng, tụt vào trong

Hướng xử trí:

  • Cho trẻ bú sớm ngay sau sanh, trước khi sữa về và vú chưa bị căng sữa.
  • Bà mẹ tự kéo dài núm vú trước khi cho trẻ bú giúp trẻ ngậm bắt vú dễ hơn.
  • Trường hợp núm vú tụt vào hãy dùng bơm tiêm hoặc dụng cụ.

2.2. Đau nhức, nứt núm vú

Biểu hiện

  • Nứt nẻ từ đầu núm vú đến quanh chân núm vú
  • Có khi chảy máu

Hướng xử trí

  • Không nên dừng cho trẻ bú, chỉnh lại cách ngậm bắt vú
  • Cho bú bắt đầu với bên vú đau ít hơn
  • Không vội cho trẻ bú bình
  • Vắt vài giọt sữa thoa lên núm vú rồi để khô tự nhiên
  • Không rửa vú bằng xà phồng hay bôi kem lên núm vú
  • Không để vú căng sữa, tiếp tuc cho trẻ bú sữa mẹ

2.3. Cương tức tắc sữa

Biểu hiện

  • Sưng, nóng, đỏ, đau
  • Sốt nhẹ
  • Da căng bóng, núm vú phẳng như bị tụt vào trong
  • Thường xảy ra vào ngày 3-4 sau sanh

Hướng xử trí

  • Đắp khăn lạnh lên vú để giảm sung
  • Cho con bú liên tục cả 2 bên bầu vú
  • Chỉnh lại cách bắt vú của trẻ
  • Xoa nhẹ bầu vú giúp cho sữa lưu thông
  • Vắt bớt sữa để vú đỡ căng giúp cho trẻ bú dễ dàng hơn

BS.CKI. Trần Quế Lâm - Khoa Sản

Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức