PHẢN VỆ - SỐC PHẢN VỆ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bởi supadmin -14-05-2024

       Hằng ngày, khoa Nhiễm - Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện vì tình trạng dị ứng, phản vệ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có nhiều trường hợp nặng có tiên lượng nặng. Vì vậy, hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về dị ứng, phản vệ để có cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình từ sớm.

                  Mề đay, mẩn ngứa là những biểu hiện thường gặp của phản vệ

Phản vệ là gì? Sốc phản vệ là gì?

      Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

      Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Nguyên nhân gây phản vệ

      Có nhiều tác nhân trong môi trường có thể gây ra phản ứng phản vệ cho người bệnh, trong đó dị ứng thực phẩm được xem là một trong những nguyên nhân chính gây sốc phản vệ thường gặp trên lâm sàng. Thực phẩm có thể gây ra phản vệ hoặc đôi khi sốc phản vệ nghiêm trọng bao gồm:

  • Sữa bò.
  • Trứng.
  • Đậu phộng.
  • Động vật có vỏ (tôm và tôm hùm).
  • Đậu tương.
  • Các loại hạt cây (như quả óc chó, quả phỉ, hạt điều).
  • Lúa mì.
  • Các loại hạt (như hạt vừng và hạt hướng dương).

Ngoài ra, một số thuốc và chất gây dị ứng khác có thể dẫn đến sốc phản vệ thường gặp như:

  • Một số thuốc thường gây dị ứng, phản vệ trên thực hành lâm sàng như: kháng sinh nhóm penicillin, nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc cản quang,...
  • Mủ cao su, được tìm thấy trong các vật dụng như găng tay dùng một lần, ống thông và băng dính.
  • Phản vệ do côn trùng đốt: ong bắp cày, ong vò vẽ, ong vàng, kiến lửa,...

Biểu hiện của phản vệ, sốc phản vệ

      Phản vệ được phân thành 4 mức độ, tương ứng với mức độ nguy hiểm của bệnh. Một số biểu hiện chính của phản vệ, sốc phản vệ người bệnh cần lưu ý ngay khi xuất hiện bao gồm:

  • Mày đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng hoặc nôn.
  • Tụt huyết áp hoặc ngất.
  • Rối loạn ý thức.

      Ngoài ra, khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, phải đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu y tế ngay lập tức. Các trường hợp phản vệ  nếu không điều trị, các triệu chứng sốc phản vệ nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng có thể xảy ra như:

  • Lơ mơ, vật vã, lú lẫn do tụt huyết áp kéo dài.
  • Tăng nhịp tim.
  • Xanh xao dần rồi tím tái, tay chân lạnh do thiếu oxy máu.
  • Thở co kéo cơ liên sườn hoặc cơ ức đòn chũm (nhìn vào cổ).
  • Bất tỉnh hoặc ngừng tim.

Điều trị phản vệ - sốc phản vệ

      Trong điều trị phản vệ, tất cả trường hợp phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. Tùy thuộc vào mức độ phản vệ, việc sử dụng thuốc và điều trị phản vệ sẽ khác nhau, cụ thể:

      Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh. Người bệnh phải được tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời, các trường hợp phản vệ nhẹ có thể chuyển nặng hoặc nguy kịch.

      Xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III): Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:

  • Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu c&oacute.
  • Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục IV dưới đây).
  • Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.
  • Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở.
  • Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh. Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn). Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).
  • Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh (theo mục IV dưới đây)

      Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có)

Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ

Chăm sóc và phòng tránh phản vệ

      Sốc phản vệ có thể xảy ra ít phút sau khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân dị ứng, thường muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, bệnh sẽ diễn tiến sẽ rất nhanh và chuyển sang trạng thái nguy kịch. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa phản vệ, sốc phản vệ là tránh xa các chất gây ra các phản ứng dị ứng này và tuân thủ một vài lưu ý sau:

  • Luôn ghi nhớ và mang theo bên người, giấy ghi các loại thuốc gây dị ứng. Nói với các bác sĩ về các phản ứng dị ứng thuốc mà bạn đã gặp phải.
  • Nếu bạn bị dị ứng với côn trùng đốt: hãy thận trọng khi ở gần chúng, nên mặc áo sơ mi và quần dài tay; không đi chân trần trên cỏ; không dùng nước hoa, nước hoa hoặc nước thơm; Giữ bình tĩnh khi ở gần côn trùng đốt và di chuyển từ từ ra
  • Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm: hãy đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn. Khi đi ăn ngoài, hãy hỏi xem từng món ăn được chế biến như thế nào và tìm hiểu xem món ăn đó có những thành phần gì. Ngay cả một lượng nhỏ thực phẩm mà bạn bị dị ứng cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
  • Có thể chuẩn bị sẵn hộp thuốc y tế khẩn cấp với các loại thuốc chống dị ứng. Đặc biệt là khi bạn đến những nơi xa lạ hoặc vùng xa cơ sở y tế.

      Qua bài viết trên, hi vọng đã trang bị cho bạn được các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị phản vệ và sốc phản vệ. Hi vọng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết và phòng ngừa không để xảy ra tình trạng nguy hiểm.

Chăm sóc và phòng tránh phản vệ

      Sốc phản vệ có thể xảy ra ít phút sau khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân dị ứng, thường muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, bệnh sẽ diễn tiến sẽ rất nhanh và chuyển sang trạng thái nguy kịch. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa phản vệ, sốc phản vệ là tránh xa các chất gây ra các phản ứng dị ứng này và tuân thủ một vài lưu ý sau:

  • Luôn ghi nhớ và mang theo bên người, giấy ghi các loại thuốc gây dị ứng. Nói với các bác sĩ về các phản ứng dị ứng thuốc mà bạn đã gặp phải.
  • Nếu bạn bị dị ứng với côn trùng đốt: hãy thận trọng khi ở gần chúng, nên mặc áo sơ mi và quần dài tay; không đi chân trần trên cỏ; không dùng nước hoa, nước hoa hoặc nước thơm; Giữ bình tĩnh khi ở gần côn trùng đốt và di chuyển từ từ ra
  • Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm: hãy đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn. Khi đi ăn ngoài, hãy hỏi xem từng món ăn được chế biến như thế nào và tìm hiểu xem món ăn đó có những thành phần gì. Ngay cả một lượng nhỏ thực phẩm mà bạn bị dị ứng cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
  • Có thể chuẩn bị sẵn hộp thuốc y tế khẩn cấp với các loại thuốc chống dị ứng. Đặc biệt là khi bạn đến những nơi xa lạ hoặc vùng xa cơ sở y tế.

      Qua bài viết trên, hi vọng đã trang bị cho bạn được các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị phản vệ và sốc phản vệ. Hi vọng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết và phòng ngừa không để xảy ra tình trạng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo 

1. Thông tư 51/2017/TT-BYT, HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

BS. Huỳnh Minh Nhựt - Khoa Nhiễm

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức