1. Định nghĩa
Suy tĩnh mạch nông chi dưới mãn tính là tình trạng tĩnh mạch nông dãn, chạy quanh co, thấy rõ dưới da chi dưới và có dòng trào ngược.
2. Giải phẫu bệnh
Tĩnh mạch chi dưới gồm có:
- Tĩnh mạch nông chi dưới: tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch hiển lớn.
- Tĩnh mạch sâu.
- Tĩnh mạch xuyên.
- Van tĩnh mạch.
3. Phân loại
- Suy tĩnh mạch bẩm sinh: rất ít gặp, là cấu trúc dị dạng hệ tĩnh mạch.
- Suy tĩnh mạch nguyên phát: thường gặp nhất, yếu tố nguy cơ như lối sống, thói quen, béo phì, nghề nghiệp (phải đứng lâu, ngồi lâu như nhân viên y tế, giáo viên, công nhân, nhân viên bán hàng...), giới tính nữ thường gặp hơn ở nam giới, nội tiết tố...
- Suy tĩnh mạch thứ phát: sau huyết khối tĩnh mạch, sau chấn thương, thai phụ chèn ép tĩnh mạch, khối u bụng, tăng áp lực cửa, suy tim.
Các nguyên nhân làm cho máu ứ đọng tại chi dưới, không về tim được, làm dãn tĩnh mạch => tăng áp tĩnh mạch => tăng áp mao mạch => tăng lượng hồng cầu và dịch, bạch cầu, fibrin thoát mạch ở khoảng kẽ gây viêm, phù nề, xơ hóa, loét.
4. Triệu chứng
- Nặng chân: bệnh nhân thấy nặng chân, mỏi chân khi đi lại nhiều, đứng lâu, ngồi lâu, giảm triệu chứng khi nằm, nghỉ ngơi.
- Đau: đau dọc theo hai bắp chuối khi đứng lâu, giảm khi nghỉ ngơi.
- Tê: thường xuyên xuất hiện, cảm giác như kiến bò.
- Vọp bẻ: co rút cơ bắp chân nên gây đau.
- Phù chân: thường xuất hiện vào buổi chiều, không có khi nằm nghỉ ngơi.
- Khám: nhìn thấy các mạng, lưới tĩnh mạch, búi tĩnh mạch vùng chi dưới.
5. Cận lâm sàng
Siêu âm Doppler màu là cận lâm sàng rẻ tiền, dễ thực hiện: Thấy có dòng máu phụt ngược, huyết khối.
Ngoài ra còn có các cận lâm sàng khác như: Chụp tĩnh mạch có bơm thuốc cản quang, MRI.
6. Phân độ: Theo CEAP
Độ 0: Không thấy hoặc sờ thấy tĩnh mạch giữa.
Độ 1: Có mao mạch dãn hoặc lưới tĩnh mạch dãn, kích thước <3mm.
Độ 2: Dãn tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, có kích thước >3mm.
Độ 3: Phù nhưng chưa biến đổi trên da.
Độ 4: Loạn dưỡng da.
Độ 5: Loạn dưỡng da và có sẹo loét đã lành.
Độ 6: Loạn dưỡng da và loét tiến triển.
7. Điều trị
Thay đổi lối sống:
- Khi nằm ngủ gác chân cao hơn ngực.
- Đi bộ, tập thể dục.
- Tránh béo phì, tư thế ngồi lâu, đứng lâu.
- Băng ép bằng thun hoặc vớ y tế lúc đứng.
Nội khoa:
- Thuốc Daflon, Diosmin+Heparin, Vitamin C...tăng tính bền thành mạch
- Giảm đau: Nên dùng các loại giảm đau kháng viêm không có Corticoid(NSAID).
Ngoại khoa:
- Chích xơ tĩnh mạch.
- Laser nội mạch.
- Phẫu thuật Stripping.
- Phẫu thuật Muller.
- Phẫu thuật nội soi qua da.