I. ĐỊNH NGHĨA
- Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh và làm tổ ngoài buồng tử cung.
- Là một cấp cứu thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
II. NGUYÊN NHÂN:
Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung không thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó;
- Sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố;
- Dị dạng cơ quan sinh dục;
- Một số vấn đề có liên quan đến di truyền;
- Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng/ cơ quan sinh sản khác.
III. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Lớn tuổi
- Tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ đã từng có một lần mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai kế tiếp.
- Nhiễm trùng: viêm vùng chậu và viêm vòi trứng là hai tình trạng viêm nhiễm tác động rất lớn đến nguy cơ thai ở ngoài tử cung ở nữ giới.
- Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: bệnh lậu, chlamydia,…
- Hút thuốc lá
- Đang điều trị vô sinh: Việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng trong quá trình điều trị vô sinh có thể khiến bạn dễ mang bầu ngoài tử cung hơn.
- Các bất thường ở ống dẫn trứng: Các bất thường này có thể do bẩm sinh hoặc phẫu thuật sẽ khiến nguy cơ mang bầu ngoài tử cung cao hơn.
- Từng phẫu thuật ở vùng chậu: Việc mổ lấy thai hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này.
- Dùng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai.
- Thắt ống dẫn trứng: Thắt ống dẫn trứng là phẫu thuật được thực hiện nhằm giúp phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng sẽ khiến tỷ lệ thai ngoài tử cung cao hơn nếu sau đó thai phụ này mang thai.
IV. DỰ HẬU
- Thai ngoài tử cung có dự hậu xấu đến tương lai sản khoa tiếp theo.
- Tỉ lệ tái phát thai ngoài tử cung ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản là 10-15%. Tỉ lệ này lên đến 30% nếu thai ngoài tử cung là kết quả của lần mang thai đầu tiên.
- Tiền căn hiếm muộn cũng là một yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung.
V. CHUẨN ĐOÁN
- Tam chứng cổ điển bao gồm: đau bụng, trễ kinh và ra huyết âm đạo.
- Chỉ 14% phụ nữ thai ngoài tử cung là có triệu chứng điển hình trên.
- Dịch vụ y tế ngày càng nhiều và sẵn có => ngày càng chẩn đoán được sớm hơn, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán trễ khi thai ngoài tử cung đã vỡ và có sốc.
VI. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị không can thiệp:
- Thai ngoài tử cung có thể tự khỏi do thoái hoá hoặc sẩy qua loa vòi.
- Chỉ theo dõi mà không cần can thiệp gì có thể được đặt ra ở những phụ nữ không đau bụng hoặc không có xuất huyết đáng kể.
- Các yếu tố thuận lợi cho phương pháp theo dõi gồm:
- Mức ß-hCG ban đầu thấp
- ß-hCG giảm đáng kể sau 48 giờ
- Siêu âm mô tả một khối echo hỗn hợp (dự hậu tốt hơn so với hình ảnh vòng nhẫn/vòng ống hoặc các cấu trúc khác của túi thai)
- Điều kiện cần thiết để có thể theo dõi là bệnh nhân phải tuân thủ lịch tái khám và dặn dò của bác sĩ.
- Thời gian di chuyển từ nhà đến cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật phù hợp.
2. Điều trị nội khoa
- Methotrexate (MTX) làm ngưng sự phát triển của tế bào và tổng hợp protein qua cơ sở ức chế enzyme dihydrofolate reductase - có tác dụng trong quá trình tổng hợp vật chất di truyền của tế bào - từ đó làm tế bào không thể phân chia được.
- Trong đa số các trường hợp, đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng để tránh các tai biến của phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân cần thoả mãn những điều kiện nhất định:
- Huyết động học ổn định
- Không có bằng chứng của TNTC vỡ
- Không có chống chỉ định của MTX
- Không quan sát thấy tim thai trên siêu âm
- Bệnh nhân chấp nhận theo dõi điều trị
- Nơi ở bệnh nhân gần cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật
3. Điều trị ngoại khoa: