1. Bệnh Đái Tháo Đường (ĐTĐ)
ĐTĐ là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường (glucose) máu mạn tính do cơ thể giảm tiết insulin, giảm tác dụng insulin lên các mô, cơ quan trong cơ thể hoặc cả 2
Việc tầm soát và chẩn đoán sớm ĐTĐ, ngay cả ở giai đoạn tiền ĐTĐ ở những người có nguy cơ cao sẽ giúp đưa ra các biện pháp điều trị tích cực góp phần làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng mạn tính của ĐTĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị và giảm tỉ lệ tử vong do ĐTĐ
2. Biến chứng của bệnh tháo đường
2.1 Biến chứng cấp tính:
- Hôn mê do hạ đường huyết
- Tăng đường huyết: nhiễm toan ceton, tăng áp suất thẩm thấu máu
2.2 Biến chứng mạn tính:
- Biến chứng mạch máu lớn: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên
- Biến chứng mạch máu nhỏ: biến chứng võng mạc mắt, biến chứng thần kinh (thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ, bệnh thận ĐTĐ…
3. Biến chứng thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ĐTĐ là biến chứng mạn tính thường gặp nhất của ĐTĐ. Có thể xuất hiện ở ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2. Nhận biết sớm và điều trị thích hợp bệnh thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ có tầm quan trọng vì đây nguyên nhân quan trọng nhất của loét chân, biến dạng bàn chân, té ngã và gãy xương…
Chẩn đoán: bệnh thần kinh ngoại biên đối xứng là chẩn đoán lâm sàng. Kết hợp giữa triệu chứng điển hình và dấu hiệu mất cảm giác ngoại biên đối xứng hoặc có các dấu hiệu điển hình của mất cảm giác ở bệnh nhân (thường không cần khám thêm chuyên khoa hoặc làm thêm các xét nghiệm, chiếu chụp khác)
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên đối xứng: tê, châm chít, rát bỏng, điện giật, dao đâm, mất/giảm cảm giác đau, nóng/lạnh…
Tất cả bệnh nhân nên được đánh giá bệnh thần kinh ngoại biên ĐTĐ ở thời điểm mới chẩn đoán ĐTĐ típ 2 và 5 năm sau chẩn đoán ĐTĐ típ 1 bằng hỏi bệnh và một số phương pháp khám khác trên từng bệnh nhân.
Điều trị: điều trị triệu chứng
- Nguyên tắc chung: Kiểm soát glucose máu, bệnh nền, biến chứng (nếu có )
- Một số loại thuốc giảm đau, tê
4. Biến chứng bàn chân đái tháo đường
- Biến chứng bàn chân thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ: gây hậu quả nhiễm trùng chân, loét chân kéo dài, nặng nhất là phải đoạn chi
- Loét chân và đoạn chi thường là hậu quả của biến chứng thần kinh ngoại biên (biến chứng mạch máu nhỏ) và/hoặc của bệnh động mạch ngoại biên chi dưới
- Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng ở bàn chân thường kèm theo các biến chứng khác của ĐTĐ như biến chứng thận, mắt và thường đi kèm bệnh tim mạch xơ vữa.
- Nguy cơ loét chân hoặc đoạn chi tăng lên ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ sau đây:
Kiểm soát đường huyết kém
Mất cảm giác bảo vệ.
Hút thuốc lá.
Các biến dạng bàn chân, nốt chai chân
Có các biến chứng khác của ĐTĐ
Phòng ngừa bàn chân ĐTĐ
Ổn định đường huyết, bệnh nền, biến chứng.
- Tuân thủ điều trị: thuốc và thay đổi lối sống
- Biết cách chăm sóc bàn chân (một số cách tự chăm sóc bàn chân)
Rửa chân mỗi ngày bằng nước mát, nước ấm (không ngâm chân), lau khô sau khi rửa
Vệ sinh, cắt móng chân ngắn gọn, sạch sẽ, không cắt khoé
Chọn giày dép mềm mại, vừa vặn
Không đi chân trần, đi dép kể cả trong nhà
Kiểm tra giày dép trước khi mang
Quan sát bàn chân trước khi ngủ
Đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện bất thường.
Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt:
BS Nguyễn Hoàng Ân - Khoa Nội Tiết
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức