Đái Tháo Đường Thai Kỳ - Tầm Soát và Quản Lý

Bởi supadmin -30-09-2019
Đái tháo đường thai kỳ là gì? Đái tháo đường thai kỳ (Gestational diabetes mellitus - GDM) là tình trạng không dung nạp carbohydrate phát triển trong thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó và trở về bình thường 6 tuần sau sinh.

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

-  Đái tháo đường thai kỳ (Gestational diabetes mellitus - GDM) là tình trạng không dung nạp carbohydrate phát triển trong thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó và trở về bình thường 6 tuần sau sinh.

Những ai có thể bị đái tháo đường?

Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị ĐTĐ. Tỷ lệ tăng cao đối với các đối tượng sau:

  • Chủng tộc: châu Á, Ấn Độ,...
  • Tiền căn bản thân hoặc gia đình có người bị ĐTĐ
  • Tăng cân nhanh, béo phì
  • Tiền căn sinh con to (> 4kg)
  • Mẹ mang thai khi > 40 tuổi
  • Có tiện căn sinh con dị tật mà không tìm được nguyên nhân
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi nào cần làm xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ?

-   Đối với lần khám thai đầu tiên 3 tháng đầu thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ bằng xét nghiệm đường huyết đói và sau ăn 2 giờ (đối với ĐTĐ chưa được chẩn đoán trước đây) ở những phụ nữ có nguy cơ cao.

-   Tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện sàng lọc chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 mà không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Bằng test dung nạp 75 gram đường uống. Việc chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có một trong 3 tiêu chí sau:

  • Lúc đói: ≥ 5,1 mmol/L (92 mg/dL)
  • Sau 1 giờ: ≥ 10 mmol/L (180mg/dL)
  • Sau 2 giờ: ≥ 8,5 mmol/L (153mmg/dL)

-   Nếu thai phụ biết bị ĐTĐ thai kỳ thì phải tầm soát ĐTĐ tồn tại sau khi sinh từ 6 đến 12 tuần. Dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng. Và vẫn được tầm soát sau đó mỗi 3 năm.

Nguy cơ cho mẹ và thai khi bị ĐTD thai kỳ là gì?

Nguy cơ cho con:

  • Thai to: tăng nguy cơ kẹt vai khi sinh, tăng nguy cơ thai chết trong tử cung
  • Thai có thể bị suy dinh dưỡng do suy chức năng bánh nhau
  • Chậm trưởng thành các cơ quan như phổi gây suy hô hấp sau khi sinh
  • Hạ đường huyết, hạ canxi máu cho bé sau khi sinh
  • Tăng nguy cơ dị tật thai và nhiều bất lợi khác,...

Nguy cơ cho mẹ:

  • Tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật.
  • Đa ối gây nhiều biết chứng.
  • Tăng nguy cơ mổ sinh do thai to.
  • Tăng tỷ lệ bị ĐTĐ sau này.

Khi bị ĐTĐ thai kỳ quản lý như thế nào?

-   Tiết chế ăn hạn chế đường + vận động khoảng 5 ngày 1 tuần, ít nhất 30 phút mỗi ngày như: đi bộ, bơi, yoga,...

-   Xét nghiệm kiểm tra đường huyết thường xuyên

-   Khi tiết chế thất bại thì phải điều trị bằng thuốc hạ đường huyết (Insulin, Metformin)

-   Theo dõi sát tình trạng sức khỏe thai nhi bằng cách khám thai định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Bác sĩ CKI.Lê Đăng Đại

Trưởng Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Rối loạn chuyển hóa Carbonhydrate trong thai kỳ. Hiệp hội SPK Hoa Kỳ