Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường

Bởi supadmin -14-07-2019
Sinh hoạt Câu Lạc Bộ Đái Tháo Đường định kỳ - Ngày 01/07/2019 với chủ đề: " Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường ". Báo cáo viên là Bác sĩ Nguyễn Thị Thơm - Khoa Nội Tiết Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức

I. Đại Cương

- Lipid là từ dùng để mô tả chất mỡ và các chất có cấu trúc giống mỡ như dầu, mỡ, sáp.... Lipid có trong phần lớn các tổ chức và thể dịch của cơ thể người, động vật và trong thực phẩm sử dụng hàng ngày.

Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ rối loạn mỡ máu cao, đặc biệt ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, theo ghi nhận có khoảng 30 đến 60% bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 bị rối loạn mỡ máu.

 

II. Triệu Chứng Lâm Sàng

 - Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng đặc trưng.

 - Hầu hết là những triệu chứng “mượn” của các cơ quan khác vì vữa xơ động mạch là một bệnh toàn thân.

 - Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng các triệu chứng của bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành (BMV), bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh động mạch cảnh.

 - Nồng độ triglycerid cao > 11,3 mmol/L (> 1000 mg/dL) có thể gây viêm tụy cấp.

III. Chẩn Đoán

IV. Điều Trị

1. Mục tiêu điều trị

2. Điều trị cụ thể

a. Can thiệp lối sống

* Giảm cân

   - Giảm cân có thể làm giảm cholesterol máu. 

   - Nên duy trì mức cân nặng lý tưởng và hạn chế béo dạng nam dành cho người Nam Á, BMI không quá 23.

   - Vòng bụng nam giới không quá 90 cm, nữ giới không quá 80 cm.

* Hoạt động thể lực

   - Thường xuyên tập thể lực có thể giúp cải thiện nồng độ LDL.C, HDL.C và Triglyceride.

   - Thời gian ít nhất 150 phút/tuần, trung bình 30-45 mỗi ngày, khoảng 5 buổi /tuần.

   - Đối bệnh nhân ĐTĐ cần kiểm tra điện tim và soi đáy mắt trước khi bắt đầu liệu trình tập. 

3. Điều trị cụ thể

* Liệu pháp dinh dưỡng

Hạn chế yếu tố nguy cơ.

 

- Bệnh nhân đáo tháo đường type 2 thường có tỷ lệ bất thường về lipid máu, góp phần vào nguy cao cơ về bệnh tim mạch xơ vữa (BTMXV).

- Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác dụng có lợi của thuốc giảm lipid(statin) trên tiên lượng bệnh tim mạch xơ vữa (BTMXV) trong các đối tượng có và không có bệnh mạch vành.

* Liệu pháp statin

- Một số tác dụng không mong muốn: khó tiêu, tiêu chảy, dị ứng, tăng men gan, đau cơ.

- Tất cả các bệnh nhân đều phối hợp liệu pháp thay đổi lối sống.

- Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch xơ vữa (BTMXV) bao gồm:

      + LDL cholesterol 100mg/dL (2,6mmol/L).

      + Tăng huyết áp.

      + Hút thuốc lá.

      + Thừa cân và béo phì.

      + Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch xơ vữa trẻ tuổi.

- Theo dõi đáp ứng điều trị với statin

      + Đánh giá đáp ứng điều trị và tuân thủ điều trị khi:

            - LDL – C giảm ≥ 50% so với trước điều trị ở bệnh nhân dùng statin mạnh.

            - Nếu không có LDL – C trước đó, chọn mục tiêu đích là LDL-C < 100mg/dL ở bệnh nhân dùng statin mạnh.

      + Trường hợp bệnh nhân đáp ứng với điều trị:

            - Tiếp tục điều trị statin cùng loại và liều lượng đã cho trong 3 – 12 tháng.

            - Xem xét giảm liều khi LDL – C < 40mg/dL trong 2 lần xét nghiệm liên tiếp.

            - Ngưng statin khi LDL – C < 20 mg/dL.

      + Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị:

            - Kiểm tra tình trạng không dung nạp với liều statin theo khuyến cáo.

            - Bệnh nhân có cùng lúc nhiều bệnh nặng, phối hợp.

            - Rối loạn chức năng gan thận.

            - Bệnh sử không dung nạp với statin, hay có bệnh cơ.

            - ALT tăng gấp 3 lần ngưỡng trên.

            - Sử dụng đồng thời thuốc gây tương tác hay ảnh hưởng đến chuyển hóa statin.

            - Ở bệnh nhân >75 tuổi chuyển thành liệu pháp trung bình. Sử dụng liều tối ưu mà không gây tác dụng phụ.

- Điều trị về thành phần hoặc mục tiêu các lipoprotein khác:

      + Tăng TG máu nên được giải quyết bằng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, kể cả kiêng rượu.

      + Tăng TG nặng (≥ 1000 mg / dL) có thể khuyến cáo điều trị ngay lập tức (dẫn xuất của acid fibric và / hoặc dầu cá) để giảm nguy cơ viêm tụy cấp.

      + Nồng độ HDL.C thấp , thường gắn liền với tăng TG, là mô hình phổ biến nhất của rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

      + Fibrate : liều dùng 200mg/ ngày.

      + Nếu eGFR từ 30 -59 ml/ph/1,73m2 da liều tối đa < 54mg/ngày. Ngưng khi eGFR < 30ml/ph/1,73m2 da.

Điều Trị Phối Hợp Thuốc

Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt định kỳ lần này