Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Đái Tháo Đường

Bởi supadmin -11-09-2019
Sinh hoạt Câu Lạc Bộ Đái Tháo Đường định kỳ - Ngày 09/09/2019 với chủ đề: " Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Đái Tháo Đường ". Báo cáo viên là Bác sĩ CKI.Nguyễn Thị Nguyệt, Khoa Nội Tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức.

I. Tổng Quan Đái Tháo Đường

1. Đái tháo đường:

   Là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2015. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường.

   Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện.

2. Biến chứng của đái tháo đường:

3. Mục tiêu đường huyết:

   -   Đường huyết trước ăn: 80-130 mg/dl (4.4 - 7.2 mmol/dl).

   -   Đường huyết sau ăn: =< 180mg/dl (10mmol/dl).

   -   HbA1C =< 7% hoặc cá thể hóa điều trị.

II. Nguyên Tắc Chung

  • Nên ăn:

- Ăn đúng giờ

- Ăn điều độ , vừa đủ no, ăn chậm , nhai kỹ.

- Ăn 3 bữa chính, chia đều, hạn chế bữa phụ nếu không cần thiết.

- Bữa ăn hỗn hợp đa dạng thực phẩm.

- Giảm bớt chất bột đường, muối,chất béo, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…

  • Không ăn:

- Ăn theo sở thích, rồi uống thuốc, chích thuốc điều trị ĐTĐ.

- Bỏ bữa và ăn bù vào bữa sau.

- Kiêng hoàn toàn chất tinh bột đường.

- Kiêng hoàn toàn trái cây.

- Đồ hầm nhừ, xay nhuyễn, nấu ở nhiệt độ cao: chiên, nướng.

III. Xây Dựng Chế Độ Ăn

  • Cân nặng lý tưởng = (cm chiều cao - 10) x 0.9
  • Nhu cầu năng lượng:

- Lao động nhẹ: 25 - 30 kcal/kg.

- Lao động vừa: 30 – 35 kcal/kg.

- Lao động nặng: 35 – 40 kcal/kg.

  • Phân bố thành phần dinh dưỡng

- Glucid: 50 - 60%.

- Protid: 15% - 20%.

- Lipid: 25-30 %.

- Chất xơ # tối thiểu 20- 25 g/ ngày.

  • Uống đủ nước 1.5-2 lít nước ngày( 35-40 ml/kg).
  • Vitamin và khoáng chất :không cần bổ sung nếu chế độ ăn uống cân đối.
  • Hạn chế bia, rượu tối đa 1-2 đơn vị / ngày.

  • Muối: dưới 6g/ngày

Muối có trong :

- Muối tinh , muối hạt, bột canh,bột nêm, bột ngọt..

- Nước mắm, nước tương, chao,..

- Thực phẩm đóng hộp, ướp muối: dưa cải muối, cá khô, rau khô,..

  • Bột đường: 50% - 60%

Ảnh hưởng nhiều nhất đến đường huyết.

Có trong:

   - Cơm, xôi, bánh, bún, phở, mì, nui, hủ tiếu, các loại khoai, bắp...

   - Sữa và trái cây

   - Các loại làm tăng nhanh đường huyết: các loại đường trắng, mật, nước ngọt,siro, mứt,nước ngọt bánh kẹo,chè…

Nên ăn:

   - Trung bình mỗi bữa ăn chính :1-1.5 chén lưng cơm.

   - Có thể thay cơm bằng các thực phẩm có lượng bột đường tương đương.

   - Nên chú ý chọn các loại thực phẩm thô ,ít tinh chế.

   - Hạn chế các thức ăn , đồ uống nhiều đường: nước ngọt, siro,...

  • Đạm: 15% - 20%

- Khoảng 1g/kg/ngày.

- Trung bình cần 50g-60g protid/ người 50-55 kg.

- Tăng cường cá thay thịt , đạm thực vật : đậu nành, đậu đỗ , oliu hướng dương...

  • Chất béo: 25% - 30%

  • Chất xơ:

Tác dụng:

   - Làm chậm hấp thu đường.

   - Giảm hấp thu chất béo.

   - Dễ đi đại tiện.

   - Giảm nguy cơ ung thư ruột.

   - Giảm nguy cơ tim mạch.

Cần:

   - Ăn đủ lượng rau xanh : tối thiểu 300g/ngày.

   - Trái cây : tối thiểu 200g.

   - Nên ăn trái cây, củ quả, hạt nguyên hạt thay vì gọt vỏ, ép nước, hay xay xát kỹ.

         - 100g rau củ cho khoảng 4.4g chất xơ.

BS.CKI Lương Thị Nguyệt

Khoa Nội Tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức